icon

Thương hiệu là gì, vì sao phải xây dựng thương hiệu?

banner - Thương hiệu là gì, vì sao phải xây dựng thương hiệu?
Thương hiệu là gì, vì sao phải xây dựng thương hiệu? Có phải ám ảnh trong đầu của bạn trong suốt thời gian qua hay không? Trong bài viết kỳ này của Digicat sẽ cùng bạn thảo luận, giải thích một cách cụ thể, rõ ràng về chủ đề này. 
Để các bạn có thể hiểu được sự quan trọng của thương hiệu và bắt tay ngay và xây dựng thương hiệu cho chính doanh nghiệp của minh. Mời bạn đọc đi vào các nội dung chi tiết sau:  

1. Thương hiệu là gì?

Thương hiệu là gì?

Định nghĩa của Hiệp hội Marketing Hoa Kỳ

“A brand is a name, term, design, symbol, or any other feature that identifies one seller’s good or service as distinct from those of other sellers.”

Tạm dịch: “Một thương hiệu là một cái tên, một thuật ngữ, một thiết kế, ký hiệu hoặc bất cứ thứ gì khác để phân biệt hàng hóa / dịch vụ của những người bán khác nhau.”

Theo Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO)

“Although the term “brand” is sometimes used as a synonym for a “trademark”, in commercial circles the term “brand” is frequently used in a much wider sense to refer to a combination of tangible and intangible elements, such as a trademark, design, logo and trade dress, and the concept, image, and reputation which those elements transmit with respect to specified products and/or services. Some experts consider the goods or services themselves as a component of the brand.”

Tạm dịch: “Mặc dù thuật ngữ “thương hiệu” đôi khi được sử dụng như một từ đồng nghĩa của “nhãn hiệu” trong lĩnh vực thương mại, nhưng nó thường được sử dụng theo nghĩa rộng hơn bao gồm sự kết hợp của các yếu tố hữu hình và vô hình, chẳng hạn như một nhãn hiệu, một thiết kế, biểu tượng, hình ảnh thương mại, khái niệm, ảnh và danh tiếng mà các yếu tố đó liên quan tới các sản phẩm dịch vụ cụ thể. Một số chuyên gia coi bản thân hàng hóa hoặc dịch vụ là một phần của thương hiệu.”

Dựa vào 2 định nghĩa phổ biến này cho chúng ta hiểu được một phần nào về định nghĩa của thương hiệu. Nói một cách dễ hiểu nó là cả linh hồn và thể xác của doanh nghiệp. Không chỉ là một cái tên hay một biểu tượng mà nó còn hàm chứa những cảm xúc mà thương hiệu mang lại cho khách hàng của mình.

Vì sao phải xây dựng thương hiệu?

2. Vì sao phải xây dựng thương hiệu?

Dưới đây là 11 lý do về tầm quan trọng của thương hiệu đối với doanh nghiệp.

2.1. Thương hiệu giúp bạn nổi bật hơn trong đám động

Khi thương hiệu của bạn đi vào lòng khách hàng nó sẽ giúp bạn luôn có được vị trí của riêng mình trên thương trường. Việc xây dựng tốt thương hiệu của doanh nghiệp nó sẽ giúp bạn dễ dàng được nhận ra, hoặc là gợi nhớ trong danh sách những cái tên đầu tiên cho biết chúng ta sẽ cung cấp gì cho khách hàng. 

Khi bạn sở hữu một thương hiệu mạnh bạn sẽ dễ là người đầu tiên được chọn. 

Thương hiệu giúp bạn nổi bật hơn trong đám động

2.2. Thương hiệu mang lại cho bạn sự tín nhiệm

Một thương hiệu có thể đáp ứng nhu cầu phần động của khách hàng, một khi khách hàng quen sử dụng một sản phẩm nào đó họ sẽ dễ dàng cho bạn bè đề xuất về cái mà họ được nhận từ thương hiệu đó. Đây được xem là sự tín nhiệm của thương hiệu đối với khách hàng.

Thương hiệu mang lại cho bạn sự tín nhiệm

Một khi khách hàng quen dùng sản phẩm hay dịch vụ nào đó mang thương hiệu của bạn khi đi đâu đó họ sẽ hỏi tên thương hiệu của bạn đầu tiên. Đây cũng là việc mà nhiều thương hiệu lớn đã làm. 

Người ta sẽ không ngần ngại nếu muốn nước ngọt có gas thì rất nhiều người hỏi rằng ở đây có pepsi hay coca không, sự tín nhiệm này là do đây là những sản phẩm nước ngọt có thị phần lớn nhất thế giới, sự xuất hiện của họ trong nhiều bàn tiệc hoặc quà tặng cho nhau trong các dịp lễ tết đã nói lên giá trị của họ.

2.3. Một thương hiệu thật vô cùng có giá trị

Khi bạn có được một thương hiệu tức là bạn có được một kho vàng khổng lồ. Thương hiệu đại diện cho doanh nghiệp. Khi tạo được một thương hiệu bạn sẽ thấy giá trị của thương hiệu không chỉ toàn bộ tiền mặt tài sản bất động sản, hay tiền gửi trong các ngân hàng mà nó còn bao gồm tài sản vô hình mà thương hiệu mang lại cho doanh nghiệp.

Một thương hiệu thật vô cùng có giá trị

Thị trường có thể lên xuống, nhà xưởng hay tiền bạc của tài sản của công ty có thể vì thiên tai mà mất đi nhưng còn thương hiệu thì người chủ doanh nghiệp vẫn có thể xây dựng lại. Còn nếu mất thương hiệu rồi thì có bao nhiêu tiền cũng không thể mua lại được.  

2.4. Thương hiệu dẫn đến lòng trung thành của khách hàng

Nhờ có thương hiệu mà ta xây dựng được hệ thống khách hàng, và cũng nhờ có thương hiệu mà lòng trung thành của khách hàng với thương hiệu sẽ được khắc sâu. Khi bạn trở thành thói quen của khách hàng rồi thì họ sẽ rất ít cho nhu cầu thay đổi. 

Thương hiệu dẫn đến lòng trung thành của khách hàng

Trong một số nghiên cứu người ta phân tích về số lượng người chọn pepsi và coca 2 thương hiệu có thể nói là hàng đầu thế giới về doanh thu.

Nếu cho chọn 1 trong 2 thì số người chọn Coca lúc nào cũng cao hơn pepsi

Nhưng nếu không nói tên, mà cho khách hàng chọn đâu là loại sản phẩm khách hàng thích thì số người thích pepsi lại rất cao hơn so với coca.

Nhưng lý do nào đã quyết định, đó chính là độ trung thành của khách hàng với coca cao hơn pepsi, vì trong tư tiềm thức của khách hàng đã chọn coca.

2.5. Xây dựng thương hiệu giúp khách hàng quay lại và giới thiệu nó

Một trong những chiến lược thương hiệu quan trọng và dễ thực hiện nhất đó là chiến lược khách hàng, sử dụng hệ thống khách hàng hiện tại để xây dựng khách hàng mới. Khách hàng chính là đại sứ quan trọng của thương hiệu. Chỉ cần khách hàng hài lòng với thương hiệu của bạn thì họ sẵn lòng chia sẻ thương hiệu của bạn cho mọi người. Và việc này hoàn toàn ngẫu nhiên không vụ lợi.

Xây dựng thương hiệu giúp khách hàng quay lại và giới thiệu nó

Dựa vào điểm này, mà nhiều thương hiệu đã vận dụng vào công việc xây dựng thương hiệu của mình để nhờ khách hàng phát triển thêm độ nhận biết của thương hiệu và giới thiệu cho thương hiệu của doanh nghiệp ngày một được nhiều người biết hơn.

2.6. Sự nhất quán làm nên thương hiệu

Giá trị của thương hiệu nằm ở tính nhất quán của thương hiệu, thương hiệu được thành công cũng nhờ vào đặc điểm này dẫn đến sự thành công của thương hiệu.

Sự nhất quán làm nên thương hiệu

Sự nhất quán trước sau như một mạng lại cho khách hàng lòng tin tuyệt đối hơn. Nhất quán trong công tác xây dựng thương hiệu, truyền thông, phát triển sản phẩm và đi đến cuối cùng những thông điệp thương hiệu đã lan truyền đi. 

2.7. Thương hiệu giúp thu hút khách hàng lý tưởng

Lợi ích kế tiếp mà thương hiệu mang lại cho doanh nghiệp là giúp thu hút khách hàng lý tưởng, một nhà hàng với nhiều sao, bày trí đẹp, sẽ làm cho nhiều người biết đến, và nhờ vào đó khách hàng cũng để dàng đến đó hơn.

Thương hiệu giúp thu hút khách hàng lý tưởng

Thật vậy, một khi chúng ta có được thương hiệu thì tiếng tâm của thương hiệu tạo nên sức hút cực mạnh cho khách hàng mục tiêu, khi đó họ dễ chấp nhận chọn thương hiệu của chúng ta và sẵn sàng chi tiền.

2.8. Xây dựng thương hiệu thành công giúp bạn tiết kiệm được tiền bạc và thời gian về lâu dài

Một thương hiệu thành công nó chính là báo vật của doanh nghiệp, giá trị của thương hiệu trên thương trường sẽ tăng theo thời gian tồn tại. Một khi thương hiệu đã đi vào lòng khách hàng thì không còn phải chi nhiều tiền cho những chương trình quảng cáo dùng thử, hay phải bỏ tiền để xây dựng các điểm bán hàng. 

Xây dựng thương hiệu thành công giúp bạn tiết kiệm được tiền bạc và thời gian về lâu dài

2.9. Thương hiệu sẽ mang lại cho bạn niềm tin vào công việc kinh doanh của mình

Giá trị thương hiệu không chỉ là mang lại lòng tin cho khách hàng mà nó còn mang lại niềm tin cho con đường phát triển kinh doanh cho doanh nghiệp, cho đội ngũ nhân viên của doanh nghiệp. Một thương hiệu mạnh với môi trường làm việc tốt, luôn là điểm đỗ của nhiều nhân tài cho doanh nghiệp.

Google cũng là một thương hiệu điểm hình, môi trường làm việc ở Google đã là niềm mơ ước của nhiều người. 

2.10. Thương hiệu đã được thiết lập sẽ giúp việc giới thiệu sản phẩm hoặc dịch vụ mới dễ dàng hơn

Một sản phẩm mới luôn là trân trở của người làm kinh doanh, nhưng với một thương hiệu cho ra đời sản phẩm mới lại là việc không hề khó, với hệ thống khách hàng hiện hữu con đường mở bán tới các điểm bán hoặc các đại lý sẽ hoàn toàn không tốn quá nhiều thời gian so với việc phát triển một sản phẩm đơn lẻ. 

Chỉ cần để sản phẩm mới cạnh sản phẩm đã có thương hiệu thì tiếng lành đồn xa nhanh chóng sẽ đến với sản phẩm mới. 

Thương hiệu cho bạn một chiến lược rõ ràng để tiến về phía trước

2.11. Thương hiệu cho bạn một chiến lược rõ ràng để tiến về phía trước

Lợi ích tiếp mà chúng ta sẽ nhận được khi có thương hiệu, nó sẽ giúp cho doanh nghiệp của chúng ta có một chiến lược rõ ràng để tiến bước. 

Lộ trình của sự phát triển dựa vào thương hiệu làm cho những người thực hiện cũng có lòng tin hơn. Các chiến lược sẽ có thể phỏng đoán trước trong quá trình triển khai. 

Dựa vào những lý do đó mà người quản trị doanh nghiệp phải biết rằng việc xây dựng thương hiệu là vô cùng cần thiết và phải bắt tay vào ngay. Để theo kịp tốc độ phát triển của xã hội. Tạo ra một thương hiệu mạnh cho chính doanh nghiệp của mình.

Nguồn tham khảo: https://lisacron.design/blog/2017/8/11/11-benefits-of-branding-your-small-business

Top 10 chiến lược hiệu quả để xây dựng thương hiệu

3. Mười chiến lược hiệu quả để xây dựng thương hiệu

3.1. Xác định đối tượng mục tiêu của doanh nghiệp

Để có thể hoàn thành được chiến dịch xây dựng thương hiệu, việc đầu tiên phải xác định được đối tượng khách hàng mục tiêu, xác định đúng khách hàng mục tiêu cho phép chúng ta có thể nhanh chóng hoàn thiện được chân dung của khách hàng. 

3.2. Tạo những điều độc đáo cho doanh nghiệp

Sự độc đáo, tạo cho doanh nghiệp dễ toả sáng hơn trong lòng khách hàng. Nên việc tạo ra sự độc đáo cho doanh nghiệp sẽ mang lại cho doanh nghiệp sự tự tin trước khách hàng và đối thủ cạnh tranh, sự độc đáo sẽ cho phép bạn được nhìn thấy rõ ràng hơn trong đám đông. 

Để có thể tạo được sự độc đáo cho doanh nghiệp, bạn cần phải hiểu rõ bản chất của doanh nghiệp, điểm mạnh của doanh nghiệp là gì, và những điểm mạnh đó đáp ứng được nhu cầu cấp thiết của số đông khách hàng trên hay không. 

Những điểm này không dễ bắt trước khi đối thủ cạnh tranh vẫn đang theo dõi bạn. Nên trong quá trình xây dựng thương hiệu, ngoài việc đi cùng bạn phải học cách đi trước tạo nên xu hướng thị trường.

Luôn tự cập nhật cho doanh nghiệp, không bằng lòng với thành công và luôn tiến bước để chinh phục những đỉnh cao thành công mới ngay sau khi hoàn thành mục tiêu của hiện tại. 

3.3. Phát triển các tiêu chuẩn trong xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp của bạn

Trong xây dựng thương hiệu cũng như trong cuộc sống, việc đánh giá cần phải có những tiêu chuẩn cho từ hạng mục một, thông qua những tiêu chuẩn nào thì mới có thể xác định được là thương hiệu đã xây dựng được tốt chưa. Các tiêu chí này tuỳ vào các ngành nghề khác nhau mà có sự thay đổi. 

Nhưng sẽ phải hiểu rõ một thương hiệu mạnh sẽ là có độ nhận biết thương hiệu nhất định. Biết bạn là ai? Bạn đang ở đâu? Bạn hoạt động trong lĩnh vực nào? Những câu trả lời này sẽ thường rõ nhất là trong những bản khảo sát nghiên cứu thị trường có thể là online và offline. 

3.4. Phải biết tri ân khách hàng

Khách hàng là nguồn dưỡng chất cung cấp cho mọi hoạt động của doanh nghiệp, không có khách hàng doanh nghiệp không thể trường tồn được. Nên việc biết ơn và tri ân khách hàng là việc làm mà bất kể công ty vào cũng phải thực hiện. 

Thông qua đó, để doanh nghiệp biết cảm ơn khách hàng, các hình thức tri ân có thể dùng quà tặng, phiếu ưu đãi, tặng điểm thưởng … để khách hàng biết rõ mình luôn quan tâm đến họ. 

3.5. Thu hút khách hàng trong việc tham gia và quảng bá doanh nghiệp

Việc phát triển khách hàng thông qua khách hiện hữu là việc làm vô cùng thông minh của doanh nghiệp, khách hàng của bạn rất có tiến nói để bảo đảm về uy tín và niềm tin của họ đối với doanh nghiệp, chỉ cần họ nói về bạn với bạn bè hay người thân quen thì chắc rằng bạn đã chuẩn bị có thêm khách hàng mới từ các mối quan hệ của khách hàng hiện hữu.

Do vậy, trong chiến lược xây dựng thương hiệu các doanh nghiệp đừng quên khách hàng hiện hữu của mình mà hãy thu hút sự tham gia của họ vào công việc phát triển và định hình thương hiệu cho doanh nghiệp của mình. 

3.6. Sử dụng những người có tầm ảnh hưởng để tiếp thị sản phẩm cho doanh nghiệp

KOL (viết tắt của cụm từ tiếng Anh "Key opinion leader", tức "người dẫn dắt dư luận chủ chốt") hay còn gọi là "người có sức ảnh hưởng" để tiếp cạnh khách hàng trong các chiến dịch quảng cáo và tiếp thị sẽ rất dễ nhận được sự quan tâm, vì những người có tầm ảnh hưởng sẽ có sự quan tâm của nhiều fan. 

Nhờ họ để xây dựng thương hiệu, làm đại sứ thương hiệu là việc có thể làm trong tiến trình xây dựng thương hiệu. 

3.7. Chú ý đến việc quảng cáo và tiếp thị

Quảng cáo và tiếp thị là việc có thể tiến hành để nâng cao nhận biết về thương hiệu của doanh nghiệp chúng ta. Quảng cáo và tiếp thị sẽ cho phép mở rộng khách hàng mục tiêu của mình. 

3.8. Tạo kết nối doanh nghiệp trên mạng xã hội

Mạng xã hội đã trở nên phổ biến, và có số lượng người dùng có khả năng tương tác nhanh nhiều hơn. Nhờ vào các tính năng của mạng xã hội có thể làm một trong những kênh giúp cho quá trình xây dựng thương hiệu của doanh nghiệp được thuận tiện hơn.

Với việc kết nối với người dùng trên mạng xã hội, thông qua mạng xã hội có thể lan tỏa thông điệp của doanh nghiệp đến với nhiều người, bằng nhiều hình thức khác nhau.   

3.9. Sử dụng các kỹ thuật quảng cáo chéo

Quảng cáo chéo là việc mà các doanh nghiệp có thể kết hợp với nhiều người trong ngành để có thể tạo nên một chuỗi cung ứng dịch vụ, cùng một quảng cáo nhưng có thể cung cấp được cả dịch vụ của doanh nghiệp bạn và một doanh nghiệp khác thích ứng.

Ví dụ: bạn làm về nhà hàng có thể kết hợp với một đơn vị lữ hành để quảng cáo dịch vụ, chi phí tiết kiệm hơn.

Việc quảng cáo chéo này cũng có thể tiến hành trên nền tảng online việc bạn cho phép một đơn vị khác trong chuỗi cung ứng dịch vụ đặt quảng cáo hay bài viết chia sẻ trên website bạn và người lại để có thể lan tỏa đến với nhiều khách hàng mục tiêu hơn.  

3.10. Tham gia vào lắng nghe chủ động

Việc hiểu được vấn đề của khách hàng bạn có thể biết thêm rằng dịch vụ của mình đã hoàn thiện hay chưa có cần cải tiến gì hoặc có thể nhận được những lời nhận xét tích cực từ khách hàng để biết mình đã làm tốt những gì, đâu là việc mình cần phải thay đổi, đâu là việc mình cần phải phát huy.

Có thể thông qua các bài review, hoặc bình luận của khách hàng để lại trên các nền tảng để chúng ta có thêm nhiều thông số cho việc phân tích về mức độ hài lòng của khách hàng đối với thương hiệu. 

Nguồn tin: https://inkbotdesign.com/perfect-branding-strategies/

 Đơn vị nào có thể giúp bạn xây dựng thương hiệu

4. Đơn vị nào có thể giúp bạn xây dựng thương hiệu

Công ty truyền thông Digicat là một trong số những công ty Agency sẵn sàng đồng hành cùng với quý khách hàng để xây dựng thương hiệu và nâng tầm thương hiệu lên một tầm cao mới.

Với ưu thế là một công ty truyền thông, Digicat sẽ mang đến cho khách hàng những sản phẩm thích hợp nhất với từng doanh nghiệp, từng chiến lược marketing, từng sản phẩm cụ thể… Nơi khách hàng hoàn toàn có thể đặt niềm tin cùng Digicat.  

Với các gói dịch vụ về 

  • Thiết kế bộ nhận diện thương hiệu

  • Tư vấn chiến lược thương hiệu

  • Tư vấn chiến lược marketing…Hãy tìm hiểu thêm các gói dịch vụ của Digicat trong danh mục dịch vụ trên thanh menu của website này nhé!

Cảm ơn các bạn đã đọc hết bài viết của chúng tôi với chủ đề thương hiệu là gì, vì sao phải xây dụng thương hiệu? Với những kiến thức phổ quát này hy vọng bạn có thêm nhiều ý tưởng trong việc xây dựng thương hiệu.

Team Digicat chia sẻ cùng bạn!


LIÊN HỆ NGAY NHỮNG THÔNG TIN BÊN DƯỚI ĐỂ NHẬN BÁO GIÁ!

Theo dõi Digicat trên: FacebookTwitterInstagram...

Từ khoá bài viết: Thương hiệu là gì, vì sao phải xây dựng thương hiệu, thuong hieu la gi vi sao phai xay dung thuong hieu


Liên hệ chúng tôi để lên kế hoạch chi tiết: Bộ nhận diện thương hiệu, bao bì sản phẩm, Thiết kế ấn phẩm, website, chạy quảng cáo trên tất cả các nền tảng...

CÔNG TY TNHH TRUYỀN THÔNG DIGICAT

Địa chỉ: 185 Trần Hưng Đạo, P. Mỹ Bình, TP Long Xuyên , An Giang.

Email: info@digicat.vn

Hotline: 0354 443 449

Website: www.digicat.vn

BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ:

- THIẾT KẾ WEB LONG XUYÊN

- QUẢNG CÁO LONG XUYÊN-DIGICAT

NHIỆM VỤ MARKETING

- KHÁI NIỆM VỀ MỤC TIÊU MARKETING

 

Có thể bạn sẽ thích