Tỷ lệ thoát (bounce rate) được hiểu là tỉ lệ phần trăm số lượt truy cập vào một trang trên website của chúng ta và rời đi mà không có bất kể truy cập vào trang nào khác.
Cách tính chỉ số tỷ lệ thoát
Tỷ lệ thoát = [tổng số lượt truy cập vào một trang] / [tổng số lần truy cập vào website]
Ví dụ: Có 1000 người truy cập vào website trong một tháng và có 500 người vào xem trang chủ rồi rời đi thì tỷ lệ thoát sẽ là 50%.
Để có thể theo dõi chỉ số này, bạn có thể cài đặt Google analysis cho website thông qua công cụ này chúng ta cũng có thể cập nhật chỉ số tỷ lệ thoát website của mình.
Khi có được số liệu này chúng ta sẽ điều chỉnh nội dung trên website hoặc có chiến lược phát triển nội dung phù hợp. Nội dung cần đa dạng, có chiều sâu hơn, phải cung cấp cho người dùng càng nhiều thông tin hữu ích càng tốt.
Xây dựng hệ thống backlink nội bộ tốt, chuyển hướng người dùng đến với nhiều nội dung liên quan đến bài viết đang xem, giữ chân khách hàng lâu hơn trên website của chúng ta và chuyển hướng đến trang kế tiếp nhiều hơn. Giúp giảm tỷ lệ thoát trang.
Tỷ lệ nhấp chuột (CTR) được hiểu là tỷ lệ phần trăm số người click xem nội dung trong tổng người nhìn thấy nội dung đó.
CTR = [tổng người click vào nội dung] / [tổng số người nhìn thấy nội dung]
CTR càng cao cho thấy nội dung đó có được nhiều người quan tâm hơn.
Tỷ lệ nhấp chuột thường được dùng để đo lường mức độ hiệu quả trong phân tích email, webpage, quảng cáo online (Google, Bing, Yahoo…)
Một số ví dụ thông thường mà CTR được dùng để đánh giá hiệu quả
- Lượt bấm liên kết gọi (A Call-to-action link) trong một email
- Lượt click vào Hyperlink (đường dẫn liên kết) trên một landing page
- Lượt click trả phí (PPC) trên kết quả tìm kiếm trên Google
- Lượt click vào quảng cáo trên mạng xã hội như Facebook, Linkedln…
Trong digital marketing, Conversion rate (tỷ lệ chuyển đổi) được dùng để đánh giá hiệu quả của website hay chiến dịch quảng cáo trên các nền tảng mạng xã hội.
Ví dụ, nếu website của bạn có 10.000 lượt truy cập mỗi tháng và có 2000 đơn hàng đã được bán ra trong tháng đó. Thì tỷ lệ chuyển đổi là
Conversion Rate =2000 / 10000 = 1/5 tương đương 20%,
Tỷ lệ chuyển đổi của website của bạn là 20%/ tháng.
Tỷ lệ chuyển đổi cũng có thể tính theo quý, theo năm, để giúp bạn quản lý tốt các chiến dịch của mình.
Tỷ lệ này cũng có thể áp dụng cho các chiến dịch trên mạng xã hội.
Cách tính CPA
Ví dụ: Theo ví dụ trên chúng ta có 2000 đơn hàng trên tháng. Để có được 2000 đơn hàng này chúng ta phải tiêu 10 triệu VND cho chi phí marketing thì
CPA = 10.000.000 / 2000 = 5.000 VND/đơn hàng.
Chi phí bỏ ra để có 1 đơn hàng là 5 nghìn vnd.
Cost per opportunity (chi phí cho mỗi cơ hội) được hiểu là chi phí phải bỏ ra để có được một khách hàng tiềm năng, khách hàng này có thể quan tâm đến sản phẩm hay dịch vụ của chúng ta nhưng chưa quyết định mua sản phẩm và có thể sẽ mua trong tương lai.
Theo ví dụ trên, Chi phí marketing cho 2000 đơn hàng/ tháng là 10 triệu, đã tiếp cận được 10 nghìn người ghé thăm website của chúng ta.
CPO = 10.000.000 VND / 10.000 người = 1000 vnd/người ghé thăm
Doanh thu một trong 8 chỉ số đánh giá hiệu quả chiến dịch trong digital marketing mà các nhà làm marketing buộc phải quan tâm. Doanh thu nguồn dưỡng chất của doanh nghiệp duy trì mọi hoạt động của doanh nghiệp. Nó quyết định được sự sinh tồn của chiến dịch digital marketing.
Làm chiến dịch quảng cáo, hay tiếp thị mà không có doanh thu thì có thể bạn sẽ chẳng còn một động lực nào để làm tiếp. Tuỳ vào từng giai đoạn phát triển của doanh nghiệp mà chỉ tiêu về doanh thu sẽ có sự thay đổi tương ứng.
Chỉ số doanh thu cần phải đảm bảo rằng, chỉ số doanh thu cần tăng trưởng luỹ kế hàng năm, để có thể mang về nguồn thu ổn định quý sau cao hơn quý trước, năm sau cao hơn năm trước…theo tiến trình đó thì công ty mới lớn mạnh được.
Các mạng xã hội nơi tương tác nhiều nhất, mọi dấu vết của bạn trên các trang mạng xã hội đã để lại những chỉ số tốt về mức độ phản ánh của một đời sống ảo dần trở nên thực tế hơn.
Trong vòng bạn bè bạn có thể cập nhật được trạng thái của bạn bè người thân, chia sẻ những thông điệp có ý nghĩa. Những nội dung có lượt tương tác cao trên mạng xã hội cũng trở thành những đề tài trên các mặt báo.
Đối với doanh nghiệp thì đây cũng là chỉ số ghi nhận sự nhận diện thương hiệu của người dùng. Các trang mạng xã hội của doanh nghiệp với lượt tương tác lớn đồng nghĩa với cơ hội tiếp cận cao, khả năng chuyển đổi thành khách hàng là việc sớm muộn.
Do vậy, khi xây dựng chiến dịch digital marketing chúng cần phải đặt ra được mục tiêu cụ thể về lượt tương tác trên mạng xã hội. Số lượng người xem nội dung, lượt thích trang, lượt like, lượt share, lượt bình luận…
Thông qua các chỉ số này đánh giá lại các nội dung nào của chúng ta đang được sự quan tâm, để có kế hoạch tiếp cho những chiến dịch tiếp theo.
Mỗi cú click của khách hàng từ các trang mạng xã hội để chuyển đến hộp thư, hay website của chúng ta đều luôn có ý nghĩa. Thông qua lượng truy cập của khách hàng để đánh giá lại xem các nội dung trên website hay nền tảng của chúng ta có phục vụ được nhu cầu của khách hàng hay không.
Nhờ vào đó cũng có thể tính được tỷ lệ chuyển đổi của lượng khách truy cập trên mỗi đơn hàng mà chúng ta đạt được. Chỉ số đó có nằm trong kỳ vọng của kế hoạch digital marketing hay không. Với bao nhiêu khách hàng truy cập thì có được 1 đơn hàng. Vậy nếu chúng ta mở rộng phạm vi truy cập thì đơn hàng có tăng lên hay không, và nó đảm bảo được doanh thu mang về đúng với kỳ vọng của chúng ta hay chưa…
Đáp án cho mọi câu hỏi trên sẽ được phản ánh thông qua lượng khách truy cập. Theo dõi chỉ số này để có thể hiểu được rất nhiều về hành vi của người tiêu dùng mà qua đó ta có thể có những chiến lược phát triển sản phẩm cho phù hợp với khách hàng mục tiêu của mình.
Trên đây là 8 chỉ số đánh giá hiệu quả chiến dịch trong Digital Marketing, mà những nhà làm tiếp thị số cần phải quan tâm và theo dõi trong chiến dịch Digital Marketing của mình. Các chỉ số phản ánh được mức độ hiệu quả của chiến dịch. Thông qua đó bạn có thể quyết định được các kế hoạch kết tiếp của mình.
Cảm ơn các bạn đã đọc hết bài viết này của chúng tôi. Hẹn tiếp các bạn trong những bài viết tiếp theo trên các nền tảng của chúng tôi.
Team Digicat chia sẻ cùng bạn!
Theo dõi Digicat trên: Facebook, Twitter, Instagram...
Từ khoá bài viết: 8 chỉ số đánh giá hiệu quả chiến dịch trong Digital Marketing, 8 chi so danh gia hieu qua chien dich trong digital marketing
Liên hệ chúng tôi để lên kế hoạch chi tiết: Bộ nhận diện thương hiệu, bao bì sản phẩm, Thiết kế ấn phẩm, website, chạy quảng cáo trên tất cả các nền tảng...
Địa chỉ: 185 Trần Hưng Đạo, P. Mỹ Bình, TP Long Xuyên , An Giang.
BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ:
- DỊCH VỤ THIẾT KẾ WEB TẠI AN GIANG