icon

Quy trình căn bản để viết một bài viết chuẩn SEO

banner - Quy trình căn bản để viết một bài viết chuẩn SEO

Quy trình căn bản để viết một bài viết chuẩn SEO

Bạn là những người mới chuẩn bị gia nhập vào làng viết content cho web hay blog, chưa biết bắt đầu viết một bài viết chuẩn seo như thế nào, thì có thể đọc kỹ phần chia sẻ sau đây của chúng tôi về quy trình căn bản để viết một bài viết chuẩn SEO.

Quy trình căn bản để viết một bài viết chuẩn seo của chúng tôi đề xuất sẽ đi qua 10 bước căn bản bên dưới bạn có thể dùng nó để áp dụng vào công việc viết bài mới của mình. Với những bước nhỏ này cho phép bạn hiểu được quy trình viết bài sẽ dễ ra như thế nào, để hoàn thành một bài viết và được google lập chỉ mục (index) sẽ mất bao nhiêu thời gian, và với bao lâu thì bài viết của bạn sẽ xuất hiện trên công cụ tìm kiếm. 

Tất cả những điều này sẽ được thể hiện cụ thể trong 10 bước căn bản để viết một bài viết chuẩn SEO sau mời bạn đọc đi vào nội dung chi tiết cùng chúng tôi.

Quy trình căn bản để viết một bài viết chuẩn SEO

Bước 1: Nghiên cứu từ khoá

Trước khi bắt tay vào viết một điều gì việc bạn nên làm đầu tiên là nghiên cứu nhiều hơn những gì mình muốn viết về nó, nghe được khán giả của bạn là ai, họ cần điều gì, với từ khoá nào có lượt tìm kiếm tốt, từ khoá mà người dùng hay tìm kiếm liên quan đến lĩnh vực, hoặc chuyên mục mà bạn đang thực hiện, việc nghiên cứu nó sẽ chiếm rất nhiều thời gian mà bạn viết bài, thường nó tiếp tới 80% thời gian mà bạn thực hiện bài viết.

Trong một quyển sách nào đó đã từng viết về kinh nghiệm của người viết, để viết được 1000 chữ bạn phải đọc 10000 chữ, hoặc có thể là hơn, điều đó có nghĩa là để việt một bài viết nào đó thú vị cho người đọc, bạn phải nghiên cứu thật nhiều trước khi bắt tay vào viết những chữ đầu tiên. 

Quá trình nghiên cứu từ khoá, nghiên cứu nội dung cần cho bài viết, thì bạn cũng cần phải biết được thêm một điều quan trọng, những gì bạn định viết nó đã từng được ai viết hay chưa, đối thủ cạnh tranh của bạn là ai, họ đã viết những gì, số lượng bài viết trên trang của họ như thế nào, đâu là thế mạnh của họ, lượt truy cập bài viết đó bao nhiêu lượt truy cập trên tháng. 

Những việc này sẽ giúp rất nhiều cho bạn trong việc thực hiện công việc viết bài của mình. 

Để nghiên cứu từ khoá cho công việc viết bài mới của bạn có thể và được xem như đơn giản nhất là gõ những từ bạn muốn viết, hoặc đang nghĩ vào công cụ google tìm kiếm, những nội dung đầu tiên xuất hiện với 10 kết quả đầu tiên liên quan đến từ khoá của bạn, hoặc nội dung mà bạn đang quan tâm. 

Kéo xuống cuối trang, sẽ có thể một phần nữa xuất hiện trên công cụ tìm kiếm của google là từ khoá liên quan, và 10 kết quả hàng đầu của từ khoá mà bạn đang tìm kiếm cho phép bạn có một chút ít về các phần cần phải chọn lọc và ghi note.

Dựa vào 10 kết quả đầu tiên, bạn sẽ đọc được 10 tựa đề của bài viết, đánh giá xem trong tựa đề bài viết đó có những gì?

Thứ 2, bạn cần đọc tiếp là phần mô tả bên dưới tựa đề, xem họ đã viết những gì trong đó, đây là thẻ thứ 2 ngoài tiêu đề với từ khoá chính, thì thẻ Meta description, sẽ là nội dung kế tiếp xuất hiện trong danh sách đề xuất kết quả tìm kiếm trên công cụ tìm kiếm như google. Phần thẻ mô tả thường được viết ngắn gọn từ 150-160 từ, nêu những điểm nổi bật của bài viết, kêu gọi hành động của đọc giả. 

Phần có thể xuất hiện kế tiếp là thẻ hình ảnh, hình ảnh sẽ được xuất hiện nằm ở phần bên phải của kết quả đề xuất của công cụ tìm kiếm, dễ thấy nhất là công cụ google, do đó thẻ hình ảnh (ALT) cần phải được tối ưu, và phải xuất hiện trong thẻ ảnh của bạn, vì spiderbot không thể đọc được ảnh của bạn miêu tả gì, mà chỉ có thể đọc được thẻ mô tả hình ảnh của bạn (phần văn bản thay thế của ảnh), dựa vào đó nó cũng sẽ xuất hiện cùng với từ khoá, thẻ tiêu đề, thẻ mô tả Meta description, ảnh, địa chỉ url bài viết của bạn… 

Đây là những phần sẽ nhìn thấy được khi thông qua công cụ tìm kiếm mà người dùng sẽ đọc được đầu tiên khi gõ một từ khóa liên quan đến nội dung của bạn vào ô tìm kiếm. 

Với những bạn mới vào nghề thì tới đây có thể có được từ khoá cho riêng mình và bắt tay vào viết được một ít rồi, nhưng để chuyên sâu hơn bạn phải hiểu được, độ khó của từ khoá, số lượng tìm kiếm trong một tháng…

Với đòi hỏi như vậy, buộc chúng ta phải sử dụng đến các công cụ hỗ trợ để phân tích. Một số công cụ miễn phí hoặc bán miễn phí mà bạn có thể dùng vào trong việc nghiên cứu từ khoá của mình bạn có thể dùng như:

Seo quake, Ahrefs, SeoStack Keyword Tool, Google Search Console, Google Analytics…

Trong bài viết này chúng tôi có thể mô tả sơ cho bạn về các công cụ này, 

Ảnh nghiên cứu từ khoá với 2 công cụ Seoquake và Ahrefs 

Bước 2: Chọn từ khoá ngách

Khi bạn gõ thử từ khóa như google analytics, như hình ở mục trên, thì độ khó của từ khoá 84.36%, Khoảng 1.360.000.000 kết quả (0,33 giây) thì bạn có thể nghĩ mình có thể cạnh tranh được từ khoá này và chọn từ khóa này để làm từ khoá chính cho bài viết mà mình muốn thực hiện trong thời gian tới không.

Hãy nhớ, với những trang web mới, hoặc những bạn mới vào nghề việc chọn những từ khóa ngách cho phép bạn giảm được sự cạnh tranh với các trang web mạnh trong ngành, nó còn cho bạn một động lực để viết lách, và seo từ khoá cho website hay blog của mình. Từ những từ khoá với độ cạnh tranh thấp giúp bạn có thể hình thấy được kết quả ngay. 

Quy trình căn bản để viết một bài viết chuẩn SEO

Bước 3: Xây dựng đề cương bài viết

Sau khi chọn được từ khóa cho bài viết của mình, đâu là từ khoá chính, đâu là từ khoá phụ, bước kế tiếp cần làm là xây dựng đề cương bài biết. Việc viết đề cương cho bài viết với những đề mục, lớn, đề mục con, cho phép bạn hình dung những gì có thể sẽ được viết trong tương lai. Trong phần đề cương xây dựng theo sơ đồ. 

H1: Tựa bài viết (đề dự kiến)

H2: Có thể với nhiều đề mục con đồng cấp, có thể 1, 2, 3, 4, 5…

H3: Là đề mục con của H2, a, b, c, …

H4, H5, H6, nếu có thì bài viết của bạn được hiểu một cách chi tiết hơn. 

Trong các đề mục bạn nên chèn các từ khoá phục, có ít nhất một lần từ khoá chính xuất hiện trong mỗi cấp danh mục…

Quy trình căn bản để viết một bài viết chuẩn SEO

Bước 4: Viết nháp

Viết ra tất cả những gì bạn nghĩ, và phù hợp với nội dung mà chủ đề của bạn đang theo đuổi, một cách chi tiết nhất, giai đoạn viết nháp vẫn cần thời gian để hiệu chỉnh và có thể bạn phải làm cho nó dài hơn, hoặc thu gọn để làm sao đạt được yêu cầu của bài viết với số lượng từ đủ lớn. 

Cách viết là đi từ đơn giản tới phức tạo. 

Bắt đầu đưa ra câu chủ đạo của bài viết. Rồi từ đó bạn phân tích cho nó cụ thể. Để có thể dẫn chứng những cứ liệu để làm sao giải thích cho nó được cụ thể và chi tiết nhất. Lối viết này trong ngữ văn, có thể bạn đã từng học rồi đó là lối viết diễn dịch. Đưa ra vấn đề, giải quyết vấn đề. 

Đối với những bài viết kiểu cung cấp kiến thức và pr sản phẩm thì chọn cách viết diễn dịch sẽ làm cho người đọc dễ tiếp nhận hơn.

Không phải ai cũng có thể đọc hết bài viết của bạn. Nên việc đưa ra từ khoá, từ câu chủ chốt của nội dung bài viết ngay từ đầu đề mục sẽ giúp cho người đọc có thể đọc được ngay nó và nếu họ cần giải thích thêm sẽ đọc tiếp bên dưới.

Nhưng nếu bạn chỉ viết câu chốt thôi, thì không thể tạo được một bài viết đa dạng, phần lớn 80% nội dung của một bài viết là viết để cho các công cụ tìm kiếm để đánh giá nó. Đối với người đọc thì chỉ có không quá 30% người dùng đọc hết bài viết chi tiết. Còn lại họ sẽ đọc vào những nội dung chủ đích. Và chỉ đọc thêm nếu thấy cần. 

Phần viết nhánh của bạn có thể phát triển đến mức nào là tuỳ thuộc rất nhiều vào lượng thời gian mà bạn đã cố gắng bỏ công đọc sách, đọc tư liệu và nghiên cứu trước khi viết. thời gian nghiên cứu đủ sâu, bạn có thể viết tốt và chi tiết được bài viết mình.

Sau khi hoàn thiện được bài viết nháp, theo yêu cầu. Bạn có thể bỏ nó qua một bên để quên nó đi. Thường theo thói quen chúng tôi bỏ nó vài ba ngày, để đầu óc mình quên hẳn đi những gì chúng tôi đã viết trong bài viết đó.

Đây là một thủ thuật tốt để bạn tự đánh giá lại những gì mình viết. trong lần đọc trở lại sau đó. 

Bước 5: Kiểm tra và Hiệu chỉnh

Bước 5: Kiểm tra và Hiệu chỉnh

Đến bước này có thể bạn đã bỏ đi cũng một khoảng thời gian đủ quên rồi đúng không nào, hãy để đầu bạn trở nên trống rỗng với chủ đề mà bạn đang viết. Giờ thì có thể đọc lại và kiểm tra những lỗi về văn phong, ngữ nghĩa, cả những lỗi về chính tả, ngữ pháp của bài viết của bạn. 

Chính thời gian quên đi đó, tạo cho bạn một cảm giác rất mới trong đầu, đây cũng là mẹo bạn nên dùng thử trong việc viết lách, với cách này bạn tự có thể kiểm tra bản thân mình, với tư cách là người đọc bạn đọc lại nó và thấy những gì mình viết có thật sự đủ ý chưa, người đọc có thể áp dụng những gì bạn chia sẻ không. Việc hiểu chỉnh này cũng là một trong những bước cần thực hiện trong quy trình kiểm tra bài viết. Với chính bản thân bạn là người viết chính, thì có thể chắc chắn những gì bạn viết là có ý nghĩa và được kiểm soát. Nhưng với việc thuê ngoài, hoặc dùng trợ thủ, thì hãy biết họ có thật sự làm đúng không thì bước này cũng là bước tốt để bạn kiểm tra.

Bước 6: Chọn lựa hình ảnh, Design ảnh theo từ khoá

Bước 6: Chọn lựa hình ảnh, Design ảnh theo từ khoá

Sau khi hoàn thiện nội dung cả bài viết, bạn sẽ chuyển tiếp đến bước tiếp theo là lựa cho hình ảnh, design theo từ khoá cùng với nội dung của bài viết. Hình ảnh sẽ giúp cho bạn rất nhiều khi tạo ra cho bài viết có màu sắc và sự đa dạng nhất định. Tối ưu hoá hình ảnh cũng là việc cần phải làm quy trình căn bản để viết một bài viết chuẩn seo.

Hình ảnh có thể là nguồn tham khảo trên các diễn đàn hình ảnh. Hoặc bạn có thể dùng nguồn ảnh từ thư viện hình ảnh của công ty. Một số công ty lớn sẽ có chuyên viên hình ảnh. Người sẽ chụp ảnh theo concept của bài viết để giúp bạn có được bài viết hoàn thiện cả về nội dung lẫn hình ảnh. 

Số lượng hình ảnh cần có cho một bài viết chuẩn seo thường là trên 6 -10 hình. Có thể thêm video hoặc ảnh động tạo cho bài viết có sức hút hơn đối với người xem. Giữ chân người xem lâu hơn với trên bài viết hay website của bạn. 

Tên của ảnh nên đặt theo tên của từ khoá của bài viết việc này sẽ giúp cho bạn rất nhiều trong việc tối công cụ tìm kiếm (SEO). 

Bước 7 Cập nhật bài viết lên website hoặc blog

Bước 7 Cập nhật bài viết lên website hoặc blog

Sau khi có được hình ảnh, và nội dung bài viết hoàn thiện rồi thì bạn có thể cập nhật bài viết lên website hay blog của mình rồi. Tuỳ vào cách setup của website mà có thể quy trình cập nhật bài viết có những thay đổi tuỳ chỉnh, việc này để tốt nhất cho bạn nếu bạn là người mới, xem thử cách hướng dẫn cập nhật bài viết mới của đơn vị cung cấp website, hoặc xem hướng dẫn của những đồng nghiệp đi trước để có thể giúp cho bạn trong việc cập nhật bài viết được hoàn thiện hơn.

Một số lưu ý cần phải để tâm cho việc cập nhật một bài viết mới lên web hay blog, bạn nên trình bày văn bản theo bố cục có chủ đích nhìn vào gây được ấn tượng, có tiêu đề bài viết, banner ảnh đầu trang, ảnh theo từng đề mục, các phần nội dung sẽ phân theo h1, h2, h3… nhìn cho rõ ràng có tính logic trong việc trình bày văn bản trên nền tảng online, với những bài viết dạng đồ hoạ thì hình ảnh của bạn và các nội dung chữ tránh chồng chéo lên nhau.

Size chữ nên để lớn một chút, size chữ nên 16-18pt sẽ giúp bạn có thêm điểm số về size cho người dùng trên thiết bị di động. Hoặc còn tuỳ thuộc vào độ tuổi và sự trưởng thành về công nghệ mà bạn nên có hiểu thêm một chút về khả năng sử dụng công nghệ của đối tượng khách hàng mục tiêu.

Với năm 2022, thì những cô chú tầm 50 - 60 tuổi sẽ thường có xu hướng đọc chữ to hơn, font cho bài viết cho đối tượng này nên to hơn một chút, phân tách rõ ràng dòng nội dung và dòng tiêu đề, khoảng cách giữa các dòng nên thưa ra…

Những lưu ý về trình bày, gây thiện cảm với người đọc, hoặc có những đoạn highlight làm cho người đọc của bạn chú ý khi xem bài viết. Hãy tìm hiểu kỹ hơn cách trình bày những bài báo trên tạp chí lớn, và có thể bạn sẽ thấy cần áp dụng nó vào bài viết của mình. Làm cho bài viết của bạn có thêm ấn tượng trong lòng người đọc.

Bước 8: Kiểm tra điểm SEO

Bước 8: Kiểm tra điểm SEO

Sau khi cập nhật bài viết lên website, công việc trước khi công bố rộng rãi cho đọc giải của bạn thì cần kiểm tra điểm SEO, đây là thang điểm đánh giá về nội dung bài viết của bạn. Đã đạt về yêu của SEO chưa, trong danh sách đánh giá điểm seo của bài viết cũng giúp bạn kiểm tra lại những nội dung cần tối ưu trên on-page của bạn có bỏ quên phần nào không.

Thường một bài viết có được điểm số SEO từ 90 - 100/100 điểm thang điểm 1000 (hoặc 9 - 10/10 thang điểm 10) sẽ được google đánh giá cao, và có thể dễ dàng được xếp hạng cao hơn trên công cụ tìm kiếm.  

Bước 9: Tối ưu hoá công cụ tìm kiếm

Bước 9: Tối ưu hoá công cụ tìm kiếm

Bạn có thể hoàn thành từ bước 1- đến bước 8 trong quy trình căn bản để viết một bài viết chuẩn seo theo bài viết này, có thể cơ bản hoàn thành được phần tối ưu on-page.

Ở bước 9 trong quy trình căn bản để viết một bài viết chuẩn seo mà chúng tôi đang trình bày với bạn đây, thì bước 9 là bước tối ưu hoá công cụ tìm kiếm. Bước này là bước chúng ta thực hiện tạo ngoại backlink cho bài viết, nói gọn là bước tối ưu hoá off-page.

Việc xây dựng backlink cho bài viết từ nguồn bên ngoài website của bạn, giúp bạn có thêm điểm trong bảng xếp hạng trên các công cụ tìm kiếm.  

Việc xây dựng backlink cũng đòi hỏi nhiều kỹ năng và có những hiểu biết đúng về backlink, backlink từ website vệ tinh 2.0 bạn thường biết có độ tin cậy cao hơn những website có nội dung ngoài ngành. Hoặc những website đen không nên đặt backlink cho website của bạn. 

Hãy đặt backlink bài viết của bạn trên những website uy tín, có thể đặt trang báo trong ngành, blogger, blog wordpress, wix, weebly, google site, google business, các trang mạng xã hội nổi tiếng hiện nay...

Bạn có thể dùng nó để xây dựng ngoại backlink cho website của mình.

Tuỳ vào bài viết, từ khoá mà bạn cần có số lượng backlink hợp lý cho nó, kiểm tra lại trong phần nghiên cứu đối thủ cạnh tranh, bạn nên kiểm tra thử những website đang giữ top đầu công cụ tìm kiếm đang có bao nhiêu backlink và công việc của bạn là nên xây dựng nhiều hơn những đối thủ đó tầm 20 - 30% số lượng backlink mà họ đang có, giúp bạn có thể cạnh tranh tốt hơn trong bảng xếp hạng của công cụ tìm kiếm. 

Thông thường tiêu chí cho một bài viết chuẩn seo thì số lượng backlink cần là từ 10-100 backlink cho mỗi bài viết, những từ khó sẽ cần nhiều backlink hơn để được công cụ tìm kiếm xếp hạng.

Sau khi hoàn thiện bước này, bạn chỉ cần đợt thêm một vài tuần để google index bài viết của bạn và tổng hợp các backlink liên quan đến bài viết. Những bài viết ít cạnh tranh sẽ lên top trước, những bài viết nhiều cạnh tranh cần thêm thời gian. 

Thường thì tầm 3 tháng đến 6 tháng cho những bài viết có độ khó cao, mới có được xếp hạng ở top đầu do vậy bạn cần theo dõi vị trí của mình và nếu cần cải thiện cho thứ hạng bạn có thể xây dựng thêm backlink và tăng traffic cho bài viết bằng các công cụ quảng cáo trả tiền tạo được sự lan toả nhất định cho bài viết, và khi có được thứ hạng tốt rồi bạn cần chăm sóc và duy trì thứ hạng đó. 

Bước 10: Lặp lại quy trình với bài viết mới

Bước 10: Lặp lại quy trình với bài viết mới

Bước 10 là tái khởi động lại quy trình căn bản để viết một bài viết chuẩn seo, với quy trình chuẩn này, bạn có thể viết cho mình nhiều bài viết chuẩn seo cho website của bạn. Việc xây dựng càng nhiều nội dung, với những từ khoá với nhiều phiên bản khác nhau làm cho website của bạn càng thu hút được lượng fan đổ về. 

Hãy viết càng nhiều càng tốt, vì bạn cần không phải chỉ có một bài viết chuẩn seo cho website, mà cần hàng trăm, hàng nghìn bài viết và con số này sẽ tăng thêm sau nhiều năm hoạt động. Hãy cập nhật mới thường xuyên để duy trì thứ hạng của bạn trên công cụ tìm kiếm và thu được nhiều khách hàng chuyển đổi thông qua các bài viết chuẩn seo của bạn nhé.

Chúc các bạn sớm thành công. 

Team Digicat chia sẻ cùng bạn!

CÔNG TY TNHH TRUYỀN THÔNG DIGICAT

Địa chỉ: 185 Trần Hưng Đạo, P. Mỹ Bình, TP Long Xuyên, An Giang.

Email: info@digicat.vn

Hotline: 0354 443 449

Website: www.digicat.vn

Liên hệ chúng tôi để lên kế hoạch chi tiết: Bộ nhận diện thương hiệu, bao bì sản phẩm, Thiết kế ấn phẩm, website, chạy quảng cáo trên tất cả các nền tảng...

Xem thêm bài viết liên quan:

HƯỚNG DẪN CÁCH SỬ DỤNG MỘT SỐ CÔNG CỤ MIỄN PHÍ TRONG NGHIÊN CỨU TỪ KHÓA CHO SEO

- QUẢNG CÁO LONG XUYÊN-DIGICAT  

- CÁCH VIẾT 01 BÀI VIẾT CHUẨN SEO CHO WEBSITE

Có thể bạn sẽ thích