Mấy năm qua trên truyền thông hoặc báo đài, bạn đã nghe nhiều về cụm từ chuyển đổi số, số hoá doanh nghiệp, thời đại số, công nghệ 4.0… những việc nói lên sự tác động mạnh của công nghệ vào các ngành nghề trong cuộc sống, thay đổi hành vi người tiêu dùng.
Sự ra đời của Digital marketing là điều tất yếu, ngày nay Digital marketing đã trở nên phổ biến và được áp dụng rộng rãi hơn. Trong bài viết này chúng tôi sẽ phân tích cho bạn rõ hơn về Digital marketing là gì? Kiến thức tổng quát về Digital Marketing năm 2022. Với những kinh nghiệm thực chiến đã từng triển khai. Bạn có thể áp dụng ngay sau khi tìm xong bài viết này.
Digital marketing giúp bạn tiếp cận lượng khách hàng lớn hơn. Ngoài ra, nó thường tiết kiệm chi phí hơn so với quảng cáo truyền thống và cho phép bạn đo lường thành công hàng ngày và dễ dàng gia hạn khi bạn thấy phù hợp.
Digital marketing mang lại cho doanh nghiệp nhiều lợi ích, sau đây là 4 lợi ích chính làm bạn quan tâm.
Các nền tảng như Google, Bing, Yahoo, Facebook, Twitter, Pinterest cho phép người dùng có thể cài đặt quảng cáo của mình đến một nhóm khách hàng nhất định, có thể là giới tính, độ tuổi, sở thích, khu vực sinh sống… với những cài đặt càng chi tiết, khả năng nhắm đúng khách hàng mục tiêu tăng khả năng chuyển đổi thành khách hàng.
Trước đây, nói đến quảng cáo chúng ta sẽ nghĩ đến truyền hình, radio, hay làm các pano ngoài trời, tổ chức các buổi dùng thử ở các chợ… tất cả các việc này sẽ tốn rất nhiều ngân sách quảng cáo tiếp thị.
Tuy nhiên, với digital marketing chúng ta có thể giới hạn lại trong một khoản ngân sách nhất định. Nếu đánh giá hiệu quả có thể tiếp tục duy trì, nhưng với các chiến dịch kém hiệu quả chúng ta có thể loại trừ.
Đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp mới khởi nghiệp thì không tránh khỏi những lo lắng về ngân sách hoạt động công ty, ngân sách marketing hạn chế.
Đến với nền tảng số thì khả năng cạnh tranh lại được nâng cấp. Cuộc chơi thay đổi, người có kỹ thuật tốt về SEO, biết cách tối ưu nội dung, chọn được phân khúc khách hàng nhắm tới, cho phép các doanh nghiệp nhỏ có thể cạnh tranh ngang hàng hơn với các doanh nghiệp đã có nhiều năm trong ngành.
Các nền tảng tiếp thị số đều có những báo cáo cụ thể sau mỗi chiến dịch của bạn nên với những báo cáo đó chúng ta có thể dễ dàng đánh giá được mức hiệu quả của chiến dịch.
Các số liệu báo cáo: số lượng khách hàng đã tiếp cận, theo độ tuổi, giới tính, và địa điểm sinh sống, có bao nhiêu người đã click xem nội dung quảng cáo, chuyển đến trang mua sản phẩm, hoá đơn mua bao nhiêu tiền…
Người quản lý chiến dịch thông qua các liệu thu thập được để quyết định nên chọn loại chiến dịch nào kế tiếp. Chiến dịch nào nên dừng.
Khi bạn có website hay fanpage… việc tạo ra các nội dung bài viết, hình ảnh, video… theo chuẩn SEO giúp cho chúng ta có thể xuất hiện mỗi khi khách hàng tìm kiếm.
Thông tin của chúng ta cần phải hữu ích với khách hàng đáp ứng được nhu cầu tìm kiếm của họ thì khả năng chuyển đổi mới được tốt.
Trong ngành marketing nói đến nội dung thì luôn được ưu ái. Các nội dung hấp dẫn có thể đáp ứng được nhu cầu của khách hàng, gắn kết với khách hàng. Thông qua nội dung chúng ta có thể điều hướng hành vi của khách hàng.
Ví dụ thường thấy của các youtuber review cho khách hàng về một điểm du lịch, một nhà hàng hay quán ăn thông qua những review thúc đẩy những hành động của khách hàng.
Mỗi ngành nghề sẽ cung cấp những nội dung nhất định cho người dùng mục tiêu, nhờ nội dung tốt bạn sẽ có thể có thêm khách hàng sau khi họ xem các nội dung của chúng ta.
Mạng xã hội nơi mọi người có thể kết nối với nhau, chia sẻ những sở thích hay trao đổi về một chủ đề nào đó, có thể bạn đã từng dùng một mạng xã hội nào đó. Facebook, Lotus, Line, twitter, wechat… các nền tảng này cho phép bạn tương tác tốt với bạn bè hay khách hàng, kể cả bán hàng thông các nền mạng xã hội này.
Google adwords là một trong những nhà quảng cáo cho phép bạn làm việc này. Các quảng cáo của bạn trong chiến dịch có thể thông qua nền tảng Google hiển thị nội dung kèm với các nội dung khác mà khách hàng đang quan tâm. Khi thấy quảng cáo họ quan tâm click vào xem với hành động này có khả năng bạn sẽ có một khách hàng mới, những cú click chuột này sẽ được tính phí.
Có thể nhìn thấy điển hình là Youtube các nội dung trên kênh của bạn có thể bật được chế độ kiếm tiền thì các quảng cáo được phân phối trên nội dung của bạn sẽ được chia một phần hoa hồng cho bạn.
Hình thức này bạn cũng sẽ nhìn thấy ở một số website tiếp thị liên kết như Amazon, đặt các đường link của những sản phẩm liên quan vào trong blog, hay fanpage của bạn… nếu từ đó khách hàng có thể chuyển đến trang mua sản phẩm thì phần hoa hồng của bạn sẽ được tính.
Quảng cáo nhưng không phải là quảng cáo, vì nó thường được hiểu là cách thức tiếp cận tự nhiên nhất.
Các nội dung cần quảng cáo được lồng ghép một cách tự nhiên, như một phần của nội dung làm cho người xem, người đọc nội dung đó không có cảm giác như mình đang xem nội dung quảng cáo mà đang trải nghiệm nội dung.
Đây cũng là xu hướng của nhiều nhãn hàng trên thế giới đang theo đuổi để mang lại hiệu quả cao hơn cho chính thương hiệu của mình.
Có thể sử dụng các phần mềm để thực hiện các công việc có tính lặp đi lặp lại cao, như tổng hợp kết quả chiến dịch, hoặc có thể đăng tin tự động, gửi email tự động…
Nếu bạn có tài khoản gmail, hoặc yahoo mail mỗi khi truy cập vào đó bạn sẽ nhận được rất nhiều email với nội dung là quảng cáo sản phẩm hay dịch vụ nào đó, nhiều đơn vị cũng thông qua cách này để tiếp cận với khách hàng mục tiêu.
PR trực tuyến là hoạt động PR trên nền tảng số thông qua các ấn phẩm điện tử, blog và các trang web dựa trên nội dung khác. Nó giống như PR truyền thống, nhưng trên không gian trực tuyến. Các kênh bạn có thể sử dụng để tối đa hóa nỗ lực PR của mình bao gồm: tiếp cận phóng viên trên phương tiện truyền thông số, thu hút các bài đánh giá về công ty trên nền tảng số, hoặc thu hút các bài nhận xét trên web hay blog.
Inbound Marketing là chiến lược Marketing được thực hiện dựa trên việc tạo ra các giá trị hữu ích cho người dùng, nhằm mục đích giúp họ chủ động tìm đến sản phẩm của doanh nghiệp.
Ví dụ: khi bạn viết bài về cách pha chế món uống, có thể bạn sẽ bán cho người đọc các nguyên liệu để chế biến món uống đó.
Ở khía cạnh khác, bạn có thể quay một video review lại một buổi tiệc birthday và mục tiêu của bạn là giới thiệu các dụng cụ bày trí tiệc và nhận tổ chức sự kiện, hoặc có thể nhận show chụp hình của buổi tiệc đó. Phương thức này được hiểu là inbound marketing.
Với nội dung được tài trợ, bạn với tư cách là một thương hiệu trả tiền cho một công ty hoặc tổ chức khác để tạo và quảng bá nội dung thảo luận về thương hiệu hoặc dịch vụ của bạn theo một cách nào đó.
Nếu bạn hay đi xem đại nhạc hội hoặc xem các chương trình giải trí, sẽ thấy các logo của doanh nghiệp nào đó xuất hiện trong chương trình thì nền tảng số cũng tương tự, các nhà sản xuất nội dung có thể giới thiệu đề cập đến một thương hiệu nào đó trong chương trình của họ.
Dưới đây là các bước để thực hiện chiến dịch digital marketing cụ thể để bạn tham khảo và từng bước thực hiện theo:
Hãy cụ thể hóa mục tiêu của bạn, với từng ngành nghề sẽ có những con số riêng, trong bài viết này chúng tôi sẽ lấy ví dụ cho một shop bán hàng online có được 1000 đơn hàng đầu tiên trong vòng 3 tháng. Giá trung bình cho một đơn hàng là 500.000 VND. Quy đổi doanh số mục tiêu là 500.000.000 VND.
Khi chúng ta có được mục tiêu rõ rồi phân bổ hợp lý theo thời gian để biết được là mình có bao nhiêu giai đoạn trong một chiến dịch.
Khi có được mục tiêu rồi chúng ta phải xác lập tiếp đối tượng mục tiêu của mình. Ai sẽ là người thường mua hàng online, độ tuổi là bao nhiêu. Sản phẩm chúng ta đang bán là dành cho giới tính nào. Liệt kê ra thành những gạch đầu dòng cho những đối tượng mục tiêu này.
Nếu làm một người có kinh nghiệm bạn sẽ biết mình cần tiêu bao nhiêu chi phí cho các kênh quảng cáo nào. Thì phần này bạn không thể bỏ qua.
Đối với những bạn chưa có kinh nghiệm thì phương pháp thử và sai là một thủ pháp cần chọn lựa trước, chia phần ngân sách của bạn để phân phối quảng cáo cho từng kênh không nên quá cáo, có thể chỉ là 10-20% ngân sách. Với mức chi phí đó bạn có thể dễ dàng xem nó như phần hao phí không thể thu hồi.
Sau quá trình chạy demo bạn cần tối ưu lại các kênh có hiệu suất cao và sử dụng nguồn ngân sách còn lại.
Không phải lúc nào cũng miễn phí là tốt, vì các nền tảng quảng cáo cũng cần có nguồn thu để duy trì hoạt động. Nên việc cần phải chi thì nên chi.
Dựa theo từng giai đoạn hoạt động của doanh nghiệp mà chúng ta có thể cân bằng giữa các chiến dịch trả phí hay không cần trả phí. Khi chưa có khách hàng chúng ta nên dành nhiều chi phí cho việc quảng cáo, giới thiệu đến khách hàng mục tiêu.
Song song đó chúng ta cũng không quên việc xây dựng các chiến dịch như tối ưu hóa website hay blog, tiếp xúc với khách hàng thường xuyên hơn thông qua nền tảng số.
Hãy là bạn với khách hàng hơn là làm đối tác với khách hàng, tạo cho khách hàng nhiều cảm xúc hơn thông qua việc sáng tạo các nội dung hữu ích. Nội dung càng hấp dẫn càng có giá trị cho khách hàng thì bạn sẽ giúp cho mình giữ chân được khách hàng được tốt hơn.
Người sử dụng điện thoại và thiết bị di động ngày càng tăng, do nhu cầu di chuyển và làm việc từ xa nên đây sẽ là một trong những ưu thế để bạn có được cơ hội vàng khai thác khách hàng.
Tối ưu hoá kênh digital marketing là việc nên làm ngay, và có sự đầu tư chỉn chu. Facebook không chỉ là nơi chia sẻ những sản phẩm hay chương trình khuyến mãi. Mà cần tối ưu nội dung hướng tới người dùng. Để tăng thêm lượt theo dõi trên fanpage.
Tương tự như bạn tối ưu cho facebook thì có thể tối ưu cho nhiều kênh khác như twitter, Instagram, Pinterest…Để mỗi cập nhật mới của bạn khách hàng đều có thể nhìn thấy.
Để có thể nghiên cứu tốt các từ khóa bạn có thể tìm hiểu thông qua các công cụ tìm kiếm hoặc có thể tạo tài khoản Google Adword để nghiên cứu các từ khóa cho các nội dung. Từ khoá là những từ mà khách hàng có thể sử dụng để tìm ra nội dung mà họ cần.
KEI (Keyword Efficiency Index) là một chỉ số được sử dụng để đánh giá hiệu quả của từ khóa. Chỉ số này càng cao thì độ khó của từ khóa cũng càng lớn. Chỉ số KEI được tính bằng bình phương lượng tìm kiếm theo tháng chia cho số website cạnh tranh từ khóa.
Những từ khoá dễ, ít cạnh tranh sẽ dễ lên search tìm kiếm, các từ khóa khó cần có thời gian và những thủ thuật tốt hơn. Tuỳ và mức độ công việc mà chúng ta nên chọn các từ khóa tương ứng.
Hiện nay có nhiều công cụ có thể dùng để nghiên cứu các từ khóa bạn có thể tìm hiểu thêm.
Các chiến dịch trên nền tảng số dễ đo lường hơn, các số liệu được cập nhật thường xuyên, người làm Digital Marketing có thể dựa vào đó để tiến hành các công việc tiếp theo của đơn vị mình. Google Search Console, Google Analysis là những công cụ miễn phí bạn có thể tham khảo trước.
Những chiến dịch hiệu quả có thể tiến hành lặp lại với quy mô mở rộng hơn, để giúp cho chúng ta có được tập khách hàng lớn hơn. Bán được nhiều sản phẩm hơn, tăng thêm doanh thu cho doanh nghiệp. Những chiến dịch kém hiệu quả có thể nên cắt đi hoặc thay đổi phương thức mới thích ứng hơn.
Dù là chiến dịch nào đi chăng nữa, hiểu quả cuối cùng phải đo lường được, để chúng ta tính toán được chi phí bỏ ra của mình có đáng bỏ ra hay không. Do vậy sau mỗi chiến dịch bạn cần có một báo cáo tổng thể về chiến dịch. Các chỉ số cần quan tâm. Xem ở mục 5.2
Chỉ số ROI (Return on Investment)
Tỷ lệ lợi nhuận thu được = (Doanh thu – Các chi phí) / Chi phí
ROI = (Revenue – Cost of Investment) / Investment
CPW là chi phí cho mỗi đơn hàng mà doanh nghiệp bỏ ra.
Công thức tính CPW = Ngân sách đã chi/Số đơn hàng.
Chi phí cho mỗi khách hàng tiềm năng (CPL) là chỉ số giúp đo lường hiệu quả của chiến dịch Digital Marketing, tập trung vào lượng khách hàng tiềm năng mà doanh nghiệp thu được qua các chiến dịch này.
Google Analytics có thể giúp đo lường số lượng chuyển đổi. Tuỳ thuộc vào mục tiêu của từng chiến dịch, định nghĩa chuyển đổi có thể khác nhau.
Ví dụ: mục tiêu bán hàng, người theo dõi, lượt tải về, lượt điền form…
Doanh thu vẫn phải là mục tiêu tối thượng của chiến dịch, doanh thu hiệu quả thì ngân sách cho các chiến dịch tiếp của chúng ta mới có thể tiến hành.
Biểu đồ doanh thu mang lại hiệu quả cho chiến dịch là nó thường lũy tiến tăng dần, thu có thể bù chi, và duy trì cho các quá trình hoạt động của doanh nghiệp.
Đầu tư mà không mang về bất cứ doanh thu sẽ không thể đầu tư tiếp. Chỉ số doanh thu cần phải tăng đều, có lợi nhuận đúng chiến lược phát triển của doanh nghiệp.
Thông qua nội dung của bài viết về Digital Marketing là gì? Kiến thức tổng quát về Digital Marketing năm 2022, chúng tôi hy vọng bạn nhận được nhiều thông tin hữu ích, có thể bắt tay vào thực hiện cho đơn vị mình một chiến lược digital marketing ngay từ lúc này.
Chỉ khi bạn bắt tay và thực hiện thì chúng ta mới có thể có được những chỉ số cụ thể thiết thực gắn liền với đơn vị hay doanh nghiệp của bạn từ đó so sánh lại những gì chúng tôi đã phân tích trong bài viết này xem bạn thực sự đã có được một chiến dịch hiệu quả chưa.
Nếu cần tư vấn hoặc thực hiện thay bạn một chiến dịch hoàn chỉnh về Digital marketing thì Digicat sẽ sẵn lòng hỗ trợ bạn. Với chuyên môn của chúng tôi về truyền thông và marketing sẽ giúp bạn đạt được những mục tiêu nhanh chóng với mức chi phí thấp nhất. Tìm hiểu thêm và nhận tư vấn thông qua các kênh liên lạc bên dưới.
Team Digicat chia sẻ cùng bạn!
LIÊN HỆ NGAY NHỮNG THÔNG TIN BÊN DƯỚI ĐỂ NHẬN BÁO GIÁ!
Theo dõi Digicat trên: Facebook, Twitter, Instagram...
Từ khoá bài viết: Digital Marketing là gì? Kiến thức tổng quát về Digital Marketing năm 2022, digital marketing la gi, kien thuc tong quat ve digital marketing nam 2022
Liên hệ chúng tôi để lên kế hoạch chi tiết: Bộ nhận diện thương hiệu, bao bì sản phẩm, Thiết kế ấn phẩm, website, chạy quảng cáo trên tất cả các nền tảng...
CÔNG TY TNHH TRUYỀN THÔNG DIGICAT
Địa chỉ: 185 Trần Hưng Đạo, P. Mỹ Bình, TP Long Xuyên , An Giang.
Email: info@digicat.vn
Hotline: 0354 443 449
Website: www.digicat.vn