icon

NHIỆM VỤ CỦA MARKETING

banner - NHIỆM VỤ CỦA MARKETING

Nhiệm vụ của marketing là gì? Marketing đề cập đến bất kỳ hành động nào mà một công ty, tổ chức, hay đơn vị, cá nhân thực hiện để thu hút khách hàng đến với sản phẩm hoặc dịch vụ của mình thông qua thông điệp chất lượng cao. Marketing nhằm mục đích cung cấp giá trị riêng biệt cho khách hàng tiềm năng và người tiêu dùng thông qua nội dung, với mục tiêu dài hạn là thể hiện giá trị sản phẩm, củng cố lòng trung thành với thương hiệu và cuối cùng là tăng doanh số bán hàng.

CHIẾN LƯỢC MARKETING

I. Các nhiệm vụ của Marketing

Có bốn nhiệm vụ của Marketing căn bản mà chúng ta cần quan tâm:

1. Xây dựng chiến lược Marketing

Nhiệm vụ đầu tiên là xây dựng chiến lược marketing, thông qua chiến lược marketing chúng ta có thể nhìn một cách tổng thể về các công việc cần phải làm. Từ khâu chuẩn bị, chọn mục tiêu, định hướng lâu dài, hoạch định những chiến lược ngắn hạn, chiến lược dài hạn...

Marketing sẽ đảm nhiệm phần nhiệm vụ này, để định hướng cho quá trình quảng bá, tiếp thị của chúng ta đến với khách hàng mục tiêu của mình. 

Trong công ty, doanh nghiệp, hay tổ chức, thì phòng markeing sẽ nắm giữ những nhiệm vụ này thực hiện chúng. Đây cũng là phòng ban đề ra các chiến lược marketing cho cả đơn vị. Các chiến lược này sẽ đi theo với những định hướng mà người sáng lập đã đặt ra khi thành lập đơn vị. 

Theo Philip Kotler: “Chiến lược Marketing là một hệ thống luận điểm logic, hợp lý làm căn cứ chỉ đạo một đơn vị hay một tổ chức tính toán cách giải quyết những nhiệm vụ marketing của mình liên quan đến thị trường mục tiêu, hệ thống marketing mix và mức chi phí cho marketing”.

Một chiến lược marketing hiệu quả phải hội tụ đầy đủ những yêu cầu và khía cạnh sau:

- Cho khách hàng và đối thủ thấy rõ giá trị riêng biệt của doanh nghiệp – Value proposition.

- Tuyên bố thông điệp mà doanh nghiệp muốn hướng đến.

- Định hình rõ những thông điệp liên quan đến nhóm đối tượng khách hàng tiềm năng và mục tiêu nhất.

- Đề ra rõ ràng các phương thức sẽ thực hiện.

ĐIỀU HÀNH TRIỂN KHAI CHIẾN LƯỢC MARKETING

2. Điều hành triển khai chiến lược Marketing

Với sự kiểm soát của một bộ phận chủ quản, điều hành chiến lược markeing giúp cho công việc của chúng ta đi đúng định hướng, phân bổ nguồn lực một cách hợp lý, để có thể đảm bảo rằng chúng ta đã đi đúng hướng. 

Trưởng bộ phận Marketing sẽ giữ vai trò chủ đạo trong việc điều hành chiến lược marketing của đơn vị chúng ta. Người thuyền trưởng luôn phải là người nhìn thấy rõ nhất con đường đi của các chiến lược, sự vận hành tốt, kiểm soát các vấn đề phát sinh không để chiến lược đi vào ngõ cụt.

Sự liên kết tốt của các phòng ban, sẽ làm cho quá trình triển khai chiến lược được tốt hơn, phòng marketing đóng vai trò chủ đạo trong chiến lược marketing thì khi vận hành, phải liên hệ tốt, trao đổi tốt với các phòng ban khác trong công ty, hay đơn vị để không gặp khó khăn trong quá trình triển khai chiến lược marketing của mình.

Đối nội xong, thì chúng ta sẽ đến với phần đối ngoại, một chiến lược được vận hành tốt thì yếu tố từ bên ngoài cũng phải được kiểm soát. Khi chúng ta sử dụng nguồn lực từ bên ngoài thì trong quá trình triển khai phải nhớ ra có những kế hoạch không phải lúc nào cũng đi đúng một con đường.

Nên, chúng ta luôn sẵn sàng có một phương án dự trù cho những tình hình không hay xảy ra, kế hoạch b, hay kế hoạch phụ luôn sẽ cần. 

GIÁM SÁT CHIẾN LƯỢC MARKETING

3. Theo dõi, giám sát chiến lược Marketing

Theo dõi, giám sát chiến lược Marketing mà một trong những nhiệm vụ của marketing mà phòng ban marketing phải bám sát việc này.

Việc theo dõi để nắm rõ được chiến lược marketing của chúng ta có đi đúng định hướng không, việc rất quan trọng. Nên cần phải giám sát.

Việc giám sát này sẽ cho phép chúng ta quản lý được nguồn lực, tiết giảm chi phí cho công việc marketing của đơn vị. Giám sát để chúng ta không rơi vào cảnh tiến thói lưỡng nan. Giám sát tốt, cho chúng ta biết tình hình của các mục tiêu đã hoàn thành chưa.

Việc này giúp chúng ta có thể phát hiện sớm vấn đề và giải quyết sớm để công việc không bị chạy ra ngoài quỹ đạo của chiến lược. Giám sát là việc cần làm. Người giám sát cần phải hiểu rõ trách nhiệm của mình, đưa ra quyết định trong giới hạn.

Nếu phần công việc vượt ngoài trách nhiệm của mình cần báo cáo ngay cho quản lý cấp cao hơn, để giúp kiểm soát các tình hình của chiến lược. Và nếu cần báo cáo ngay thì sẽ có số liệu để báo cáo ngay lập tức.

BÁO CÁO KẾT QUẢ CHIẾN LƯỢC MARKETING

4. Báo cáo kết quả chiến lược Marketing

Mỗi chiến lược marketing sau khi hoàn thành phải cần tổng hợp để báo cáo kết quả cho các cấp liên quan. Báo cáo đánh giá sẽ cho chúng ta có thể xác định rõ mức độ thành công của chiến lược marketing.

Báo cáo kết quả chiến lược marketing cần chỉn chu, mọi người đọc vào là có thể hiểu ngay các kết quả cần báo cáo. Báo cáo này không chỉ dành cho người có chuyên môn đọc, mà nó có thể dành cho mọi người khi cần xem, ai có thể hiểu được.

Các chỉ tiêu phải được thể hiện rõ ràng thông qua những con số, hình ảnh minh hoạ. Mức đồ hoàn thành chiến lực. Bao nhiêu chỉ tiêu được hoà thành, kinh phí đã sử dụng, giá trị mang lại là gì.  

II. Tổng kết lại bài viết về Nhiệm vụ của Marketing

Nhìn lại tổng quát những nội dung trên, cho chúng ta có một bước tranh tổng thể về nhiệm vụ của marketing: từ bước xây dựng chiến lược, đến bước triển khai, giám sát, và tổng kết báo cáo. Tất cả những những nhiệm vụ này cần phải được ghi nhớ trong đầu cho những người làm marketing. Biết rõ nhiệm vụ của mình thì bạn sẽ làm tốt công việc của mình hơn. 

Team Digicat chia sẻ cùng bạn!

Từ khoá bài viết: nhiệm vụ của marketing, nhiem vu cua marketing

Theo dõi Digicat tại: FacebookTwitterInstagram ...


Liên hệ chúng tôi để lên kế hoạch chi tiết: Bộ nhận diện thương hiệu, bao bì sản phẩm, Thiết kế ấn phẩm, website, chạy quảng cáo trên tất cả các nền tảng...

CÔNG TY TNHH TRUYỀN THÔNG DIGICAT

Địa chỉ: 185 Trần Hưng Đạo, P. Mỹ Bình, TPLX, AG

Email: info@digicat.vn

Hotline: 0354 443 449

Website: www.digicat.vn

Bài Viết Cùng Chủ Đề:

- Thiết kế web Long Xuyên

- Ý tưởng website

- Quảng cáo Long Xuyên

Có thể bạn sẽ thích