Một website mới thành lập sẽ tốn không ít thời gian và công sức của người sáng lập. Để có thể giúp bạn có được lộ trình tốt trong việc phát triển một website mới, chúng tôi xin giới thiệu cho bạn bài viết với chủ đề kế hoạch phát triển cho website mới thành lập, để bạn có thể hình dung một cách rõ ràng về con đường phát triển website mới của mình.
Kế hoạch này được thực hiện trong vòng 12 tháng. Đi từ con số không đến lúc bạn có thể có hàng trăm, thậm chí là hàng nghìn nội dung được cập nhật trên các công cụ tìm kiếm và có thể mang về hàng nghìn lượt truy cập mỗi tháng ngay trong năm đầu tiên.
Với kế hoạch như thế này rất phù hợp cho những nhà startup, khởi sự trên con đường kinh doanh với nguồn vốn nhất định trong kế hoạch tài chính của doanh nghiệp.
Mục tiêu ngắn hạn bạn sẽ đạt được trong 1 tháng, 3 tháng hay 1 năm... với những bông tiêu chỉ đường nhỏ để đưa bạn đi tới những định hướng dài hơi hơn, thường các mục tiêu gần khi bạn làm có kết quả sẽ giúp bạn có thêm nhiều tin tưởng để tiến tới những mục tiêu dài hơn.
Thường website mới thành lập bạn phải hiểu rõ, bạn chưa có vị trí nào trên thương trường, nên mục tiêu ngắn hạn đầu tiên là xác định được tên miền của website, nó có phải là một từ khoá hoàn toàn mới không, với từ khóa tên miền đại diện cho bạn trên nền tảng online.
Nó phải gợi nhớ, ngắn gọn không trùng lặp, kiểm tra trước xem tên miền của bạn đang định đặt cho website đã có người sử dụng chưa.
Sau khi có được tên miền, bạn cần chọn một đơn vị thiết kế thích hợp.
Tuỳ vào ngân sách mà có những quyết sách cho website của bạn. Nếu không chính bạn cần phải xây dựng đội ngũ cho mảng xây dựng website và bảo trì website.
Phát triển một doanh nghiệp, hay phát triển một thương hiệu sẽ cần nhiều mục tiêu dài hạn hơn, kế hoạch ở năm thứ nhất hoàn thành, bạn cần xây dựng mục tiêu kế tiếp và biết rõ mục tiêu dài hạn của mình. Định hướng doanh nghiệp của mình. Hãy chọn cho mình một mục tiêu dài hạn mang lại nhiều giá trị cho người sử dụng. Khách hàng hay chính những thính giả của bạn.
Biết rõ mình, biết rõ người là cách để hiểu được con đường bạn định chọn là gì, công tác nghiên cứu thị trường là một việc mà nhiều người thực hiện kế hoạch phát triển cho website mới thành lập hay bỏ qua.
Với các công cụ hỗ trợ như Google Adword, Google Analytics, Google Trends… cho phép bạn tìm hiểu nhiều hơn về xu hướng người dùng, mức độ quan tâm của khách hàng.
Khi bạn xây dựng một website mới mức độ cạnh tranh sẽ tăng thêm vì không gian mạng sẽ là sân chơi của nhiều đối thủ cạnh tranh hơn.
Lời khuyên cho bạn nên chọn thị trường ngách của mình. Đi sâu vào chính lợi thế của bản thân bạn để xây dựng website của mình.
Bản kế hoạch chỉ khi được viết ra trên máy hay trên giấy, tùy thói quen công việc mà bạn có một kế hoạch thuận tiện cho công việc của mình.
Kế hoạch cần thể hiện được, nội dung công việc mà bạn sẽ làm. Như bạn cần phải đạt được mục tiêu nào trong việc xây dựng nội dung cho website mới thành lập, lập bản kế hoạch từ khoá, viết nội dung cho các trang con...
Thiết kế layout website trong bao lâu? Từ màu sắc, hình ảnh nhận diện thương hiệu, font chữ…Ai là người thực hiện.
Code chức năng, xây dựng trang, danh mục, thẻ bài viết trên website… (bộ phận thiết kế website sẽ nhận trách nhiệm phần này).
Thiết kế website demo, sau khi bạn nhận được layout của website bộ phận source code sẽ tiến hành phần công việc của mình, thiết kế trên máy, chạy thử link demo. Sau khi duyệt được bản demo, tiến hành update nội dung cho website.
Sau khi chúng ta có được các phần nội dung cần thiết, test chức năng của website thì bắt đầu cho chạy thử nghiệm, bản thử nghiệm của website.
Sau bước thử nghiệm chúng ta sẽ đánh giá sơ bộ lại các phần xem có điều chỉnh gì không, đến đây có thể bắt đầu thực hiện được bước công bố website. Khai báo sự hiện diện của website với các công cụ tìm kiếm. Để được lập chỉ mục cho các trang và các danh mục trên website của bạn.
Sau khi có được website trên nền tảng số, công việc cần làm từ 1-3 tháng đầu là viết nội dung và seo cho website, để website của bạn được google index, lập chỉ mục cho website. Giai đoạn này mất khá nhiều thời gian và chờ đợi.
Với những website có mức đầu tư lớn bạn có thể thuê các công ty truyền thông giúp bạn xây dựng kế hoạch nội dung. Để đạt được mục tiêu giai đoạn 1, là có được 500 url, chi tiết nội dung cho mỗi bài viết đúng chuẩn SEO nên có trên 1000-2500 chữ, hình ảnh phải có thẻ ALT (thẻ mô tả hình ảnh), cùng một số điều kiện cần có khác. Hãy đọc thêm bài viết Cách viết 01 bài viết chuẩn SEO cho website của Digicat để giúp bạn viết nội cho website mới thành lập được tốt hơn.
Với ngân sách vừa phải bạn dành thời gian cập nhật bài viết thường xuyên để hoàn thành mục tiêu giai đoạn này. Ít nhất trong 3 tháng đầu tiên bạn phải hoàn thành được kế hoạch có được 100 Url được lập chỉ mục. Với 100 url bạn sẽ có trên 100 từ khoá. Lúc này bạn có thể cập nhật được thứ hạng của mình, với những từ khoá nào đang giữ Top đầu. Trong Google search Console sẽ báo cáo phần này cho bạn.
Sau 12 tháng bạn có thể nhìn lại quá trình làm việc của mình, đánh giá mức độ hoàn thành công việc của bạn về kế hoạch phát triển cho website mới thành lập. Sau 12 tháng bạn có thể đã có trên 500 url và hơn 500 từ khoá được google lập chỉ. Những báo cáo cụ thể cho bạn đánh và tổng hợp trong quá trình hoàn thiện kế hoạch trong 12 tháng đầu tiên.
Sau mỗi giai đoạn hay mỗi kế hoạch kết thúc, chúng ta cần phải làm báo cáo kết quả kế hoạch, xem đã hoành thành được bao nhiêu phần trăm kế hoạch, với thời gian bao lâu, cần có biện pháp nào để cải thiện không. Phần nào cần phát huy, phần nào cần rút kinh nghiệm, phần nào cần cải tổ cho phù hợp với tình hình mới...sẽ cụ thể trong báo cáo kết quả kế hoạch.
Giai đoạn này cũng là lúc thích hợp để đề ra những kế hoạch mới trong những năm tiếp theo, ngắn thì sáu tháng một năm, trung hạn thì 3 năm- 5 năm, dài hạn thì 10 năm, 20 năm...
Để có thể theo dõi được các chỉ số KPI trong kế hoạch phát triển cho website mới thành lập. Tuỳ vào quy mô phát triển mà bạn có thể chọn các công cụ thích hợp cho việc quản lý. Có 2 hình thực quản lý KPI chính mà bạn có thể áp dụng
Với phương thức truyền thống, bạn có thể lập các bảng theo dõi KPI bằng các bảng tính trên Excel hoặc Google Sheet, cứ mỗi tháng hoặc mỗi tuần bạn có thể cập nhật các chỉ số một lần, so sánh và đối chiếu với kế hoạch phát triển cho website mới đã đạt được theo kế hoạch đề ra hay không. Để có những bước điều chuyển cho thích hợp.
Hiện tại có nhiều công cụ có thể hỗ trợ bạn trong việc theo dõi các KPI cần theo dõi của mình. Bước đầu sử dụng bạn có thể dùng các công cụ miễn phí để có thể tiết kiệm kinh phí.
Nhưng để phát triển lâu dài thì áp dụng các công cụ trả phí sẽ giúp bạn nhanh chóng có thêm nhiều đề xuất hữu ích, các công cụ cho phép bạn có nhiều kết quả nâng cao, để kế hoạch được chi tiết hơn, giúp bạn tối ưu nội dung đưa ra đề xây dựng chiến lược phát triển nội dung mẫu cho bạn.
Hiệu suất của công việc nhanh chóng hơn, nhưng khuyết điểm là bạn cần chi trả một khoản phí nhất định có thể một vài trăm dollar trên tháng hoặc hơn. Nên bạn phải cân nhắc trước khi quyết định công việc nhé.
Hãy cố gắng theo dõi kế hoạch của bạn ngay từ đầu, việc theo sát một cách chi tiết làm cho bạn biết được những việc nào có lợi cho kế hoạch phát triển cho website mới thành lập. Các chỉ số bài viết, nội dung, số lượng bài viết, hình ảnh, số lượng site đã được cập nhật, sự hiện diện của bạn trên các công cụ tìm kiếm như google đã có thể mang lại những giá trị nào chưa.
Trong 30 ngày đầu tiên cho phép bạn kiểm tra đánh giá thực tế lại một lần nữa kế hoạch phát triển cho website mới thành lập của bạn, từ nội dung trên giấy tới nội dung được triển khai thực tế có những chênh lệch nào không và hướng khắc phục cần thiết nếu có. 30 ngày thử và sai này rất có ý nghĩa và cần bạn kiểm soát.
Sự kiểm soát ngay từ đầu, cho bạn hiểu rõ được kế hoạch phát triển của mình.
Các thông số báo cáo trên các nền tảng số thường có thời gian theo dõi trong 90 ngày, thời gian này đồng nghĩa với việc bạn vừa trải qua một quý làm việc, 90 ngày đầu vô cùng có ý nghĩa đối với quá trình phát triển cho website mới thành lập.
Thông qua 90 ngày làm việc đó, những chỉ số về tăng trưởng đã có thể cập nhật và thống kê. Bạn có thể nhận được những báo cáo chi tiết về hiệu suất của website thông qua các công cụ phân tích như Google Search Console, Google Analytics…
Báo cáo thường niên thường sẽ tổng kết 6 tháng một lần, cho phép bạn đánh giá lại kế hoạch sau 6 tháng làm việc, những thông số kế hoạch năm đã đi được nữa trận đường và bạn đã đạt được bao nhiêu phần trăm kế hoạch.
Xem xét lại những KPI của mình và trong 6 tháng tới bạn sẽ tiếp tục làm những công việc gì tiếp theo. Những chỉ số nào cần đẩy mạnh, bạn nên phân tích rõ và đề ra những cách làm hiệu quả hơn.
Sau mỗi chiến dịch hoặc một lộ trình công việc, chúng ta nên tổng kết lại để biết rõ mình đã đạt được những phần công việc nào rồi, và phần nào chưa đạt được, hướng phát triển kế hoạch tiếp theo của bạn là gì.
Team Digicat chia sẻ cùng bạn!
Theo dõi Digicat trên: Facebook, Twitter, Instagram, Pinterest
Từ khoá bài viết: kế hoạch phát triển cho website mới thành lập, ke hoach phat trien cho website moi thanh lap
Liên hệ chúng tôi để lên kế hoạch chi tiết: Bộ nhận diện thương hiệu, bao bì sản phẩm, Thiết kế ấn phẩm, website, chạy quảng cáo trên tất cả các nền tảng...
Địa chỉ: 185 Trần Hưng Đạo, P. Mỹ Bình, TP Long Xuyên , An Giang.
BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ:
- DỊCH VỤ THIẾT KẾ WEB TẠI AN GIANG