Ý nghĩa của bộ nhận diện thương hiệu đối với doanh nghiệp là vô cùng lớn, nó thể hiện được sự chỉn chu về hình ảnh nghiệp vụ, câu chuyện chuyên nghiệp được kể một cách chi tiết qua bộ nhận diện thương hiệu. Khi một doanh nghiệp sở hữu được bộ nhận diện thương hiệu hoàn chỉnh, nó sẽ thay doanh nghiệp nói lên được văn hoá của doanh nghiệp. Mục tiêu và chiến lược phát triển sản phẩm hay dịch vụ của doanh nghiệp.
Mục lục bài viết
Một khi doanh nghiệp có sự đầu tư nhất định về thương hiệu, quan tâm tới việc xây dựng bộ nhận diện thương hiệu, quá trình này sẽ tốn nhiều tâm sức, thời gian của doanh nghiệp. Nên làm cho quá trình phát triển của doanh nghiệp được chỉn chu hơn. Giúp cho doanh nghiệp được chuyên nghiệp hoá.
Hiểu được tầm quan trọng này nên nhiều doanh nghiệp với những quy mô nhất định sẽ chọn cho mình một định vị thương hiệu. Sự chuyên nghiệp khi có được bộ nhận diện thương hiệu, dù đi đâu làm gì thì khách hàng cũng sẽ nhận được ra chúng ta trong những lần gặp gỡ đâu tiên, và nhiều lần sau nữa.
Với việc được chỉn chu, làm cho khách hàng sẽ hình tượng lại trong những lần gặp gỡ tiếp theo. Một hay lần thì có thể nhiều người sẽ không nhớ, nhưng gặp lại mọi lúc mỗi nơi, đi đâu cùng nhìn thấy hình ảnh, câu nói, biểu tượng của doanh nghiệp bạn. Thì khó mà khách hàng không nhớ được chúng ta là ai. Nên việc này rất có ý nghĩa đối với doanh nghiệp trong việc xây dựng thương hiệu.
Khi so sánh một bên được chỉn chu, hoàn thiện về hình ảnh, cách biểu đạt của doanh nghiệp, một bên là tuỳ hứng hay thiếu cầu toàn, thì sự tin tưởng của đối phương rất dễ nghiên về phía có sự đầu tư chuyên nghiệp hơn. Bộ nhận diện thương hiệu cho chúng ta thấy một cách rõ nét về văn hoá doanh nghiệp. Thúc đẩy mạnh việc xây dựng lòng tin với khách hàng. Khi công ty có được bộ nhận diện thương hiệu hoàn chỉnh. Nó sẽ giúp cho chúng ta có thể sự tin tưởng đối với khách hàng, đối tác hay nhà đầu tư.
Thương hiệu là tập hợp các phẩm chất, hay giá trị của một doanh nghiệp nhất định, nó được kết nối đến khách hàng thông qua những phẩm chất đó. Những phẩm chất này sẽ độc lập, khác biệt đối với doanh nghiệp khác, là tiền đề cho sự so sánh nhất định của các doanh nghiệp cùng ngành với nhau.
Khi chúng ta xây dựng được bộ nhận diện thương hiệu chất lượng sẽ giúp chúng ta dễ dàng đi vào tâm trí của khách hàng. Làm cho doanh nghiệp của chúng ta nổi bật. Dễ dàng nhận diện ra trong đám đông.
Bộ nhận diện thương hiệu không chỉ là cái chúng ta nhìn thấy, hay chạm được. Nó còn bao hàm cả những yếu tố phi vật chất. Nó còn có cả tính người trong đó, sự thân thiện, nhiệt tình, sự tử tế, hay có thể là một câu nói...giúp cho khách hàng nhận biết được đâu là doanh nghiệp của chúng ta. Những điều luôn có trong bộ nhận diện thương hiệu ý nghĩa của doanh nghiệp mạnh.
Tên thương hiệu, tên doanh nghiệp là một trong những định danh cho doanh nghiệp, với một cái tên để gọi khi cần nói với ai đó, hoặc bạn nói với khách hàng, một tên thương hiệu mạnh chỉ cần nói ra tên thương hiệu người nghe đã có thể liên tưởng ngay đến sản phẩm hay dịch vụ của doanh nghiệp đó, nên khi làm ra bộ nhận diện thương hiệu, người sáng lập thường chọn một cái tên có ý nghĩa không quá phổ biến, nhưng để nó có thể là từ khoá của doanh nghiệp.
Thông qua bộ nhận diện thương hiệu, sẽ giúp rất tốt cho việc tăng doanh số kinh doanh, khi có bộ nhận diện thương hiệu, thì từ cái tem dán đến phiếu thu chi hoặc các chứng từ họp đồng quan trọng cũng có dấu ấn của thương hiệu. Việc này làm ghi nhớ sâu trong lòng khách hàng. Và khi cần dùng tới dịch vụ hay sản phẩm của doanh nghiệp đó, thì khách hàng sẽ dễ dàng nhớ đến.
1. Phân tích khách hàng lý tưởng của doanh nghiệp, đề xuất giá trị độc đáo và cả đối thủ cạnh tranh
2. Đưa ra các yếu tố hình ảnh độc đáo cho thương hiệu phản ánh ý tưởng của doanh nghiệp
Sau khi thực hiện nghiên cứu thị trường, hãy tạo một biểu tượng kết hợp các giá trị của doanh nghiệp và đại diện tốt cho sản phẩm của doanh nghiệp. Hãy nhớ rằng, nó giúp khách hàng nhận ra thương hiệu của chúng ta và quay trở lại.
Biểu trưng luôn được đưa vào các hình thức quảng cáo trực tuyến và ngoại tuyến: chiến dịch email, thông báo đẩy trên web, chatbot, banner, biển quảng cáo, thông tin thương mại, quảng cáo, v.v. Hãy thử động não với team của chúng ta để tạo ra thứ gì đó độc đáo và dễ nhớ.
Bên cạnh đó, cũng bắt buộc phải phát triển bao bì phù hợp và một hình thức thú vị cho một sản phẩm cụ thể, hay đối với dịch vụ chúng ta phải ghi đấu đậm hơn nhờ vào những quà tặng lưu niệm, hay tài liệu video, có giá trị lưu giữ cao.
3. Nghĩ về ngôn ngữ doanh nghiệp sử dụng để giao tiếp với khách hàng
Ở bước này, bạn cần kết nối với khách hàng. Vì mục đích này, hãy sử dụng ngôn ngữ phù hợp với tính cách thương hiệu của doanh nghiệp.
Ví dụ: nếu công ty của chúng ta thoải mái, hãy sử dụng ngôn ngữ đàm thoại. Điều cần thiết là sử dụng cùng một giọng điệu trên tất cả các kênh tiếp thị. Vì mọi người thích kể chuyện, nên hãy cân nhắc tạo câu chuyện cho thương hiệu của doanh nghiệp. Nó giúp xây dựng kết nối với khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp và gợi lên những cảm xúc nhất định trong tâm trí của khách hàng.
4. Tránh một số thực hành tiêu cực
Điều cực kỳ quan trọng là phải tránh một số điều khi phát triển một bản sắc riêng. Trước hết, không truyền thông điệp hỗn hợp cho khách hàng của chúng ta để không làm họ nhầm lẫn. Doanh nghiệp phải luôn biết mình phải nói gì và sử dụng ngôn ngữ cũng như hình ảnh phù hợp với công ty của mình.
Thứ hai, hãy độc đáo và sáng tạo. Tìm cách cải thiện sản phẩm doanh nghiệp muốn cung cấp hoặc thêm điều gì đó đặc biệt. Ví dụ: cung cấp cho khách hàng một tính năng mới hoặc chất lượng tốt hơn.
Thứ ba và quan trọng nhất, hãy nhớ nhất quán trong các giá trị, ý tưởng và thông điệp của doanh nghiệp. Chúng ta cần phải tuân theo kế hoạch của doanh nghiệp và sử dụng màu sắc, phông chữ, yếu tố và hình dạng giống nhau khi tương tác với khách hàng tiềm năng và khách hàng hiện hữu.
5. Theo dõi tiến trình của doanh nghiệp
Cuối cùng, theo dõi các chỉ số hiệu suất của doanh nghiệp để biết liệu mọi thứ có diễn ra đúng hay không. Cân nhắc tận dụng Google Analytics, khảo sát, xem xét phản hồi của khách hàng về sản phẩm của doanh nghiệp, kiểm tra phương tiện truyền thông xã hội để hiểu được mức độ cảm nhận của khách hàng về thương hiệu của doanh nghiệp.
Hơn nữa, các cuộc khảo sát, đánh giá và nhận xét sẽ giúp doanh nghiệp tìm ra những lĩnh vực cần một số thay đổi. Điều này sẽ cho phép bạn cải thiện trải nghiệm người dùng sản phẩm hay dịch vụ của doanh nghiệp.
Team Digicat chia sẻ cùng bạn!
Từ khoá bài viết: Ý nghĩa bộ nhận diện thương hiệu, y nghia bo nhan dien thuong hieu
Bài viết có thể bạn quan tâm thêm: Ý logo Doanh Nghiệp